Từ khoá:
-
Làng nghề bánh tráng Phú AnBình Dương vùng đất thân thương nơi tôi sinh ra và lớn lên nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có Làng nghề bánh tráng Phú An. Xã Phú An (Thị xã Bến Cát, Bình Dương) cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 15 cây số về phía bắc, nổi tiếng với nghề làm bánh tráng. Nếu các bạn có dịp ghé qua làng bánh tráng Phú An vào ngày nắng rực rỡ, những tấm liếp phơi bánh tráng xa trông như một tấm thảm với những hình tròn trắng tinh khôi.
-
Chùa Tổ Long Hưng (phường Tân Định)chùa tổ Long Hưng trên địa bàn TX.Bến Cát chứa đựng nhiều giá trị lịch sử vô cùng giá trị. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, chùa tổ Long Hưng (phường Tân Định) là cơ sở hoạt động cách mạng của chiến sĩ và nhân dân địa phương, 3 lần góp phần đánh thắng quân địch tại Bót Cầu Định.
-
Bót Cầu Định (phường Tân Định, thị xã Bến Cát)Bót Cầu Định là một di tích lịch sử, ghi lại tội ác của thực dân Pháp, nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân vùng đất Thủ Dầu Một trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng chí Ngô Chí Quốc được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bót Cầu Định đã được tỉnh Bình Dương quyết định công nhận làditích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 26-6-2004.
-
Làng tre Phú An (xã Phú An, TX.Bến Cát)Làng tre Phú An là dự án xây dựng khu bảo tồn sinh thái tre được thực hiện năm 1999, trên ý tưởng khoa học của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh với sự hợp tác giữa 4 đơn vị: Vùng Rhône Alpes (Pháp), UBND tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh.
-
Di tích xe tăng cháy ở xã Phú AnDi tích xe tăng cháy là một địa điểm tự hào của người dân địa phương tại xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương
-
Địa đạo Tam giác sắt - Tây Nam Bến CátĐịa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát nằm trên vùng đất 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An thuộc khu vực phía Tây Nam huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 15 km về phía nam. Với vị trí và tầm vóc trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, địa đạo ba xã Tây Nam Bến Cát được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 18/3/1996, có tổng diện tích 230.000m2.