PV: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của người dân vùng nông thôn. Ông có thể nói rõ hơn về chủ trương này?
Ông Trương Minh Trí:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm mục đích:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho người lao động nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi việc làm phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; góp phần tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao mức sống của người dân.
- Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; tạo sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, Doanh nghiệp và Người lao động trong việc thực hiện chính sách đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
PV: Trong năm 2024, Bến Cát dự kiến sẽ đào tạo những ngành nghề gì và điều kiện để tham gia học các lớp này như thế nào thưa ông?
Ông Trương Minh Trí:
- Năm 2024, Căn cứ Kế hoạch UBND thành phố Bến Cát, Phòng LĐTBXH dự kiến tổ chức mở 05 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 131 người, trong đó:
+ Nấu ăn đãi tiệc (tên gọi khác: Kỹ thuật chế biến món ăn): 22 người;
+ Pha chế (tên gọi khác: Kỹ thuật pha chế đồ uống): 22 người;
+ Cắm hoa (tên gọi khác: Cắm hoa nghệ thuật): 87 ngươi.
- Đối tượng được hỗ trợ học nghề là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho lao động là người khuyết tật, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
- Điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề:
+ Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi; nam từ đủ 15 đến 60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn.
+ Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.
+ Đối với lao động nông thôn: Người lao động có đăng ký thường trú tại xã, phường,
+ Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng.
PV: Khi tham gia lớp học, học viên sẽ được hưởng những quyền lợi gì, thưa ông?
Ông Trương Minh Trí:
- Được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề miễn phí do kinh phí Nhà nước đảm bảo.
- Trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho người lao động nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cao hơn.
- Được cấp chứng chỉ học nghề đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng sau khi hoàn thành khóa học.
PV: Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề, Bến Cát thường gặp những vướng mắc, khó khăn như thế nào và cách giải quyết ra sao thưa ông?
Ông Trương Minh Trí:
- Khó khăn:
+ Về công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn như: Số ngành nghề số lượng học viên đăng ký không đủ số lượng quy định nên không thể mở lớp, tổ chức học ghép với địa phương khác thì học viên không đi học hoặc một số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn còn trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chưa tích cực tham gia học nghề.
+ Lao động nông thôn có trình độ học vấn, độ tuổi khác nhau nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Phương hướng, cách giải quyết:
+ Để thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải huy động sự tham gia, chỉ đạo tích cực, hiệu quả của các ban ngành, Đoàn thể có liên quan; đồng thời, phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người học nghề từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức đào tạo, đến giải quyết việc làm.
+ Gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; mua sắm trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đế nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn.
PV: Được biết, thời gian đào tạo 01 lớp nghề thông thường là 03 tháng. Theo ông, sau 03 tháng học viên có đủ tự tin áp dụng nghề được đào tạo vào cuộc sống?
Ông Trương Minh Trí:
Sau khi hoàn thành khóa học đào tạo nghề thì học viên, người lao động được cấp chứng chỉ nghế, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp với cái nghế mình đã học nên tạo được nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn, chuyển đổi việc làm phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hơn khi đi tuyển dụng, xin việc.
PV: Cảm ơn ông
Thưa quý vị và các bạn!
Với những chia sẻ của ông Trương Minh Trí cho thấy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước giúp cho lao động nông thôn nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật và tay nghề để có cơ hội tìm việc làm, ổn định cuộc sống, tuy nhiên bản thân một số người lao động, đặc biệt là lao động trẻ chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân cho gia đình nên chưa quan tâm đến việc học nghề từ đó phần nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề trên địa bàn.
T. NGUYỆT
Đánh giá bài viết:
-
Cô Phạm Thị Tiền – người cán bộ tận tâm với công tác khuyến học
08:43 20-11-2024 -
Thượng tướng Võ Minh Lương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố Rạch Bắp, phường An Tây
08:21 16-11-2024 -
Tập huấn chính sách, pháp luật về hỗ trợ cai nghiện ma túy và công tác phòng, chống mại dâm
03:20 14-11-2024 -
Đưa chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến với người dân trên địa bàn phường Mỹ Phước.
08:15 12-11-2024 -
Lễ phát động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)
10:10 09-11-2024