Để giúp bạn nghe đài hiểu rõ hơn về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, phóng viên Thanh Nguyệt đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Hồng Nguyệt - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Bến Cát.
PV: Thưa bà, theo Quyết định số 22, thì đối tượng nào được vay vốn và điều kiện vay vốn như thế nào?
Bà Phạm Thị Hồng Nguyệt:
- Đối tượng vay vốn:
Người chấp hành xong án phạt tù (NCHXAPT) bao gồm: người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá.
Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ họp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là NCHXAPT.
- Điều kiện vay vốn:
+ Đối với NCHXAPT
Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách NCHXAPT về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trên Mẫu số 01 kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm.
+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là NCHXAPT đáp ứng các điều kiện (có tên trong danh sách NCHXAPT về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội) và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận (theo Mẫu 02 kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg).
- Ngoài ra, người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh được vay vốn phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
PV: Phương thức cho vay ra sao và mức vốn cho vay là bao nhiêu?
Bà Phạm Thị Hồng Nguyệt: Về phương thức cho vay:
- Đối với NCHXAPT:
Thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của NCHXAPT là người đứng tên vay vốn và giao dịch với NHCSXH. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc những thành viên còn lại không còn sức lao động, không đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì NCHXAPT trực tiếp đứng tên vay vốn tại NHCSXH (sau đây gọi chung là người đứng tên vay vốn).
NHCSXH nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội theo quy
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:
NHCSXH nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.
- Về mức vốn vay:
Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/NCHXAPT.
Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: NCHXAPT: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/NCHXAPT.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
PV: Thời hạn hoàn vốn và lãi suất được quy định thế nào?
Bà Phạm Thị Hồng Nguyệt:
1. Thời gian cho vay:
Đối với vay vốn để đào tạo nghề
a. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người đứng tên vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
b. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người đứng tên vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày NCHXAPT kết thúc khoá học, kể cả thời gian NCHXAPT được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).
c. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định, như sau:
- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.
- Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do NHCSXH nơi cho vay xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của người đứng tên vay vốn/cơ sở sản xuất kinh doanh để thỏa thuận với người đứng tên vay vốn/cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Lãi suất cho vay: bằng lãi suất cho vay hộ nghèo. Hiện nay lãi suất là 6,6%/ năm
PV: Người vay vốn cần chuẩn bị thủ tục gì và đến đâu để được vay vốn?
Bà Phạm Thị Hồng Nguyệt: Đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù, hồ sơ do người đứng tên vay vốn lập và cung cấp, gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD).
- Giấy ủy quyền (mẫu số 01/UQ nếu có).
- Giấy xác nhận của cơ sở đào tạo nghề (mẫu số 01/TDSV đính kèm văn bản số 720/NHCS-TDNN-TDSV ngày 29/3/2011) đối với trường hợp vay vốn để đào tạo nghề.
- Người vay vốn đủ điều kiện vay gửi 01 liên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) và giấy ủy quyền (mẫu số 01/UQ nếu có) đến Tổ tiết kiệm vay vốn nơi người đứng tên vay vốn đang cư trú hơp pháp để làm thủ tục xin vay. NHCSXH nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của NHCSXH.
Hồ sơ cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh gồm:
- Phương án vay vốn (mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg).
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động…. và một số giấy tờ khác theo quy định.
Người có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn có thể liên hệ các Tổ Tiết kiệm và vay vốn, Hội đoàn thể địa phương và NHCSXH trú đóng trên địa bàn để được hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn.
PV: Sau khi giải ngân thì quản lý nguồn vốn như thế nào để mang lại hiệu quả?
Bà Phạm Thị Hồng Nguyệt: Đối với cho vay người chấp hành xong án phạt tù: Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ Tiết kiệm và vay vốn tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ gia đình trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân, giám sát quá trình vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ của người đứng tên vay vốn.
- Đối với cho vay cơ sở kinh doanh: Ngân hàng chính sách trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay và trả nợ của cơ sở sản xuất kinh doanh.
T. NGUYỆT
Đánh giá bài viết:
-
Cô Phạm Thị Tiền – người cán bộ tận tâm với công tác khuyến học
08:43 20-11-2024 -
Thượng tướng Võ Minh Lương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố Rạch Bắp, phường An Tây
08:21 16-11-2024 -
Tập huấn chính sách, pháp luật về hỗ trợ cai nghiện ma túy và công tác phòng, chống mại dâm
03:20 14-11-2024 -
Đưa chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến với người dân trên địa bàn phường Mỹ Phước.
08:15 12-11-2024 -
Lễ phát động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)
10:10 09-11-2024