Mô hình này sử dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó, dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong triển khai các hoạt động giáo dục STEM. Giáo dục STEM còn tạo cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, kỹ năng cần thiết như: tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh và thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông.
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, đầu năm học 2023 – 2024, Ban giám hiệu (BGH) trường Tiểu học Lương Thế Vinh đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho thầy, cô giáo nắm vững vấn đề cơ bản về giáo dục STEM, có khả năng xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề STEM ở cấp tiểu học; thiết kế được kế hoạch bài dạy dành cho bài học STEM và vận dụng vào thực tế giảng dạy lớp học. Thông qua đổi mới sinh hoạt chuyên môn, BGH nhà trường mạnh dạn định hướng các tổ chuyên môn đưa nội dung nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục Stem để giáo viên nghiên cứu, xây dựng bài dạy minh họa, thống nhất quy trình, để mỗi giáo viên đều mạnh dạn, tự tin tiến hành lồng ghép hoạt động dạy học theo phương pháp STEM một cách hiệu quả. Qua đó, góp phần thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Theo đó, ở tổ khối 1 đã tổ chức tiết dạy Bài học STEM: Cột đèn giao thông xoay. Khối 2 với bài Cây gia đình; khối 3 triển khai bài: Các thế hệ gia đình; Khối 4 tổ chức bài học STEM: Bình tưới nước nhỏ giọt tự động và đưa vào vận dụng thực tế tại các chậu trang trí cây xanh tại lớp học. Thông qua nghiên cứu, giảng dạy, các tổ khối đã rút ra được quy trình của giáo dục STEM, các học sinh được cùng nhau thảo luận đưa ra vấn đề, sau đó bằng kiến thức nền xử lý vấn đề, đề xuất ý tưởng, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công, ra bản mẫu và thử nghiệm, học sinh tự rút ra ưu điểm, hạn chế, tiến hành điều chỉnh thiết kế để từ đó cải tiến tốt hơn sản phẩm.
Với quy trình đó, STEM là con đường rất gần gũi để đạt được 4 vấn đề quan trọng của mục tiêu đổi mới giáo dục: chuyển nền giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực; dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; phát huy hết tiềm năng của từng cá nhân.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Thế Vinh cho biết: sau các tiết dạy STEM, chúng tôi nhận thấy sự thành công của tiết dạy không chỉ đến từ kết quả đạt được là các sản phẩm STEM đầy sáng tạo của học sinh từ các khối lớp, mà còn thể hiện trên gương mặt đầy vui tươi và tâm trạng đầy hào hứng, phấn khởi của học sinh. Có thể thấy STEM là giải pháp hữu ích thay thế cho bài vở thuần truyền thống khô khan. Kết hợp kiến thức liên môn cùng với việc được thực hành thực tế tạo ra cảm hứng học tập trong mỗi tiết học cho trẻ, khơi nguồn đam mê học tập, giúp trẻ giảm bớt đi những áp lực khi phải làm quen với môi trường học tập mới. Đó cũng là tiền đề tốt giúp các em có thể học tốt trong các cấp học tiếp theo. Từ những ưu điểm và kết quả thuận lợi trên, tập thể cán bộ - giáo viên trường Tiểu học Lương Thế Vinh quyết tâm đưa mô hình giáo dục STEM đến gần hơn với học sinh trong thời gian tới.
Trung Hiếu
Đánh giá bài viết:
-
37 thí sinh tranh tài tại vòng bán kết Hội thi “Hoa khôi” thành phố Bến Cát năm 2024
08:25 18-11-2024 -
Hội Cựu giáo chức thành phố Bến Cát họp mặt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
03:13 14-11-2024 -
Khai mạc Hội thi “Hoa khôi” thành phố Bến Cát năm 2024
10:12 12-11-2024 -
Bến Cát có gần 21 ngàn hộ đạt danh hiệu văn hóa 3 năm liền
09:51 08-11-2024 -
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao lưu bóng đá
10:58 02-10-2024